CHUYỆN CƯỚI XIN THỜI COVID-19

DUYÊN “TIỀN ĐỊNH” DO COVID-19 CỦA ĐÔI VỢ CHỒNG KHIẾM THỊ

Nhờ kẹt lại tại Mỹ vì Covid-19 mà lấy được chồng nhạc sĩ

Nguyễn Ngọc Quỳnh Trâm là một nữ vận động viên điền kinh khiếm thị đã gặt hái nhiều giải thưởng vậm động viêm khuyết tật trong nước và khu vực Đông Nám Á. Ngoài ra, cô hát rất hay nên còn là học trò cưng của ca sĩ chuyên hát nhạc Boléro Ngọc Sơn. Nhờ năng khiếu ca hát mà Quỳnh Trâm được nghệ sĩ hải ngoại Thành Lễ chú ý và tạo điều kiện cho cô qua Mỹ biểu diễn phục vụ khán giả người Việt tại đây.

Đầu năm 2020, Quỳnh Trâm từ Việt Nam sang Mỹ biểu diễn, sau đó bị kẹt lại tại Mỹ vì dịch Covid-19. Trong hoàn cảnh trớ trêu ấy, Quỳnh Trâm gặp gỡ nhạc sĩ trẻ Trần Lộc.

Lộc cũng bị chứng tăng nhãn áp khiến mất thị lực như Quỳnh Trâm, thêm chứng tự kỷ (autism) nhẹ, nhưng lại có khả năng âm nhạc hiếm có. Theo gia đình sang Mỹ định cư từ nhỏ, sống trong khu vực người Việt tại tiểu bang Minnesota miền trung tây Hoa Kỳ, Lộc sớm bộc lộ năng khiếu âm nhạc và được cha mẹ tạo điều kiện phát triển tài năng với giáo viên âm nhạc người nước ngoài.

Ngay khi còn nhỏ Lộc đã biểu diễn phục vụ cộng đồng người Việt tại địa phương. Anh sáng tác nhạc từ rất sớm và giành được một số giải thưởng uy tín về âm nhạc. Có lẽ vì thế mà hai tâm hồn đã sớm đồng điệu ngay lần đầu tiên trò chuyện qua điện thoại.

Quỳnh Trâm kể: “Thầy Thành Lễ gọi điện thọai cho anh Lộc hỏi giúp em kinh nghiệm mổ và điều trị mắt. Vì anh Lộc mổ nhiều lần rồi nên chia sẻ với em rất nhiệt tình, cho em nhiều lời khuyên bổ ích. Em cảm nhận được sự chân thành, tận tâm trong cách anh ấy chuyện trò nên thấy cảm mến. Hai đứa chúng em trò chuyện rất hợp ý nhau, nên đến khi gặp mặt thì em nhận ra anh Lộc có những suy nghĩ và tỉnh cảm về hoàn cảnh giống như mình nên em càng thấy gần gũi anh ấy hơn. Em nghĩ duyên số đã sắp đặt cho tụi em gặp gỡ nhau, thương yêu nhau” – Quỳnh Trâm chia sẻ về những cảm xúc của mình đối với Trần Lộc.

Nhờ sự nhiệt tình vun vén của nhạc sĩ Thành Lễ, cha mẹ chú rể cùng bạn bè của nhà trai, mà mối quan hệ của hai bên được thu xếp chóng vánh.

Theo lời kể của bà Vân – mẹ chồng Quỳnh Trâm – cô dâu đã mất hai ngày đi xe khách, vượt qua những hiểm nguy của đại dịch, cũng như nạn bạo động bao trùm khắp tiểu bang Minnesota thời điểm đó, để đến thăm nhà “chú rể”. Không chỉ có thế, cô còn đem cả quà cáp theo kiểu người Việt Nam làm mọi người đều bất ngờ.

Sau một thời gian ngắn, Quỳnh Trâm quyết định để nhà trai làm đám hỏi. Cô dự định đám hỏi xong, cô sẽ trở về Việt Nam do hết hạn visa rồi sẽ tính tiếp. Không ngờ duyên số xui khiến, cô bị kẹt lại bên Mỹ kể cả trong khi visa hết hạn. Hai người bèn làm đám cưới, chính thức trở thành vợ chồng vì Trần Lộc đã có quốc tịch Mỹ từ lâu.

Cho đến bây giờ, mẹ chồng Quỳnh Trâm vẫn không quên được cái đám cưới đơn giản giống như “chạy dịch” đó. Bà kể: “Chúng tôi gọi điện thoại nói chuyện với ba mẹ của Quỳnh Trâm ở bên Việt Nam, rồi mau chóng chuẩn bị tổ chức lễ cưới. Ở đây cứ hễ đám cưới là người ta đặt tiệc ở câu lạc bộ Sams Club. Nhưng thời buổi Covid-19, Sams Club đóng cửa. Đành phải làm ở nhà vậy thôi. Thậm chí các tiệm nữ trang cũng ngưng bán vì sợ lây lan. Tôi phải lấy tạm chiếc nhẫn kim cương nhân tạo trước đây của tôi để Lộc đeo vào ngón tay cho cô dâu, may sao thật vừa vặn. Khách mời chỉ có vài người bà con thân thiết vì dịch Covid-19 không ai dám nhận lời tới dự. Gửi thiệp mời họ chỉ gửi một chút quà mừng gọi là có qua đướng bưu điện và từ chối là không dám đi vì giao thông thời Covid-19 khó khăn. Thôi thì đành sắp bữa tiệc nho nhỏ trong gia đình để cô dâu chú rể vái lạy gia tiên vậy thôi,

Cuộc sống chung ngập tràn âm nhạc

Do có giấy hôn thú và lễ cưới hỏi đàng hoàng nên Quỳnh Trâm được ở lại Mỹ với chồng. Cô chuyển về Minnesota sống cùng Lộc tại nhà cha mẹ chồng. Còn Lộc thì cứ mỗi chiều tối lại đến chơi piano tại khách sạm Sheraton như một công việc nghề nghiệp. Dù thời buổi Covid-19 nhưng khách sạn vẫn có khách. Chàng ngồi một mình với cây piano tại một góc phòng tiền sảnh và chơi nhạc nhè nhẹ, thường là các bản nhạc romantic nổi tiếng. Thảng hoặc, cũng có một vài người khách – nhất là phụ nữ – thích ca hát, xuống nhờ chàng đệm đàn cho mình hát. Bản nào chàng nhạc sĩ cũng đệm được như một thói quen không hề quản ngại. Tính chàng ít nói, nếu khách hát sai chàng chỉ ra hiệu và nhấn mạnh tiếng đàn vào chỗ sai đó cho khách sửa lại chứ không phê bình khiến khách rất thích và có cảm tình với chàng.

Vợ là ca sĩ, chồng là nhạc sĩ nên gia đình thường vang lên tiếng nhạc. Cuộc sống của Quỳnh Trâm có thể nói là rất hạnh phúc. Ngoài thì giờ tập hát, làm việc nhà và học thêm tiếng Anh do chồng dạy, Quỳnh Trâm nghĩ rằng khi dịch bệnh Covid-19 qua đi, cô không biết mình sẽ trở lại với nghề vận động viên điền kinh hay sẽ tiếp tục làm ca sĩ hát nhạc Việt Nam như cách đây ít lâu cô đã từng làm với sự giúp đỡ của thầy Thành Lễ.

Ở Mỹ, Úc và Canada, những người khuyết tật được ưu đãi về nhiều phương diên, nhất là các quỹ từ thiện, họ giúp đỡ hết lòng. Bởi vậy đời sống của cặp vợ chồng khiếm thị Trần Lộc – Quỳnh Trâm dù trong giai đoạn Covid-19 cũng vẫn thoải mái. Quỳnh Trâm là một người có thể nói là may mắn.

ĐÁM CƯỚI TRONG MÙA DỊCH COVID-19

Mọi năm cứ khoảng sau tết ít lâu là người ta bắt đầu làm đám hỏi đám cưới um sùm. Nhưng hơn năm nay thì do dịch bệnh Covid-19 nên khiến bao nhiêu cặp trai gái phải đắn đo, suy nghĩ. Có gia đình quyết định hoãn đám cưới, hoặc chỉ làm nho nhỏ, giới hạn số lượng khách mời. Tuy nhiên, cũng có những gia đình hơi kém hiểu biết, ỷ mình giàu có, coi các quy định vể giãn cách của chính quyền nhẹ tênh, không đáng gì cả, bất quá sẽ bị phạt vài triệu đồng là cùng. Họ vẫn tổ chức rình rang, đông đúc. Đúng là có nơi phạt vài triệu đồng nhưng cũng có nơi công an và các nhân viên an ninh trật tử xã hội đến giải tán đám đông,ra lệnh cho mọi người về hết, nếu ai bất tuân thì sẽ bị phạt rất nặng. Tùy từng nơi thôi, xin mời quý bạn xem qua cho biết…

Phạt 7,5 triệu đồng gia đình tổ chức đám cưới cho con trong mùa dịch

Ngày 15/05, UBND huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, đã phạt gia đònh ông Trần Văn H.  (ngụ tại thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên) 7,5 triệu đồng vì vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Trước đó, mặc dầu UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo tạm dừng các hoạt động tụ tập đông người và các dịch vụ vui chơi, giải trí để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nhưng gia đình ông H vẫn tổ chức đám cưới cho con. Đám cưới có sự hiện diện của hàng trăm người, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính ông H, đồng thời đề xuất UBND huyện Cát Tiên ra quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng.

Hiện tỉnh thực hiện cách ly y tế 628 trường hợp, trong đó tại cơ sở y tế 15 trường hợp; tại các khu cách ly tập trung 330 trường hợp và cách ly tại nhà 283 trường hợp.

Ngày 9/05/2021, tại đám cưới, ông H. đã mời hàng trăm thực khách đến dự tiệc mà không chấp hành các quy định phòng chống dịch Covid – 19. Ngay sau đó, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng thị trấn Phước Cát đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Tr.V.H và chuyển UBND huyện Cát Tiên xem xét, xử lý theo quy định.

Đám cưới của một gia đình ở quận 7 trong mùa dịch Covid-19

Sáng 29-5, người dân bất bình khi chứng kiến một gia đình trên đường Nguyễn Bính, phường Tân Phong, quận 7, Sài Gòn, tổ chức đám cưới cho con dù tình hình dịch bệnh ở thành phố đang diễn biến phức tạp. Điều đáng nói là đám cưới này có khoảng 30 người tham gia trong không khí rất náo nhiệt.

Phía trước cổng ngôi nhà còn được trang trí hoa, ảnh cô dâu và chú rể. Hai bên đường đậu kín ôtô và xe máy.

Chứng kiến vụ việc nói trên, dân chúng đã dùng điện thoại quay clip rồi phản ánh với chính quyền địa phương.

Nhận được thông tin, UBND phường Tân Phong phối hợp với lực lượng công an phường, nhanh chóng có mặt tại hiện trường và giải tán đám cưới. Những người dự đám cưới lập tức được yêu cầu khai báo y tế.

Làm việc với chính quyền địa phương, chủ ngôi nhà này cho hay không nắm được thông tin UBND TP ra thông báo cấm tụ tập đông người nên mới tổ chức đám cưới. Sau đó phường đã giải thích cho chủ nhà hiểu rõ chỉ đạo của UBND TP về công tác phòng chống dịch Covid-19 và lập biên bản về vụ việc.

Lãnh đạo UBND phường Tân Phong nói: “Hôm nay là ngày vui của gia đình chủ hộ nên phường chưa lập biên bản vi phạm hành chính, chỉ lập biên bản kiểm tra. Phường sẽ mời chủ hộ lên làm việc và lập biên bản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định chứ không chỉ giải tán đám cưới”

Trước đó, ngày 28-5, UBND TP Sài Gòn đã giao cho thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, các quận, huyện phải tiếp tục dừng các hoạt động không thiết yếu đã được quy định.

Hà Tĩnh: 50 cặp hoãn cưới, 78 cặp giảm quy mô để chống dịch

Đám cưới là một sự kiện quan trọng của đời người, việc hoãn đám cưới là chuyện chẳng ai muốn. Thế nhưng được sự vận động của các cấp chính quyền, rất nhiều bạn trẻ ở Hà Tĩnh đã hoãn cưới để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng trong mùa dịch.

Trong những ngày này, cùng với các hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, như phát tờ rơi, truyền thanh lưu động, hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng Bluezone, phát khẩu trang, lắp đặt các điểm rửa tay công cộng bằng nước sát khuẩn, các cơ sở ở Hà Tĩnh tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động các cặp đôi trên địa bàn, hãu tạm hoãn cưới hoặc cưới heo cách “văn minh mùa dịch”.

Nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn trong việc tổ chức đám cưới mùa dịch, nhiều cặp đã quyết định tạm hoãn niềm vui và hạnh phúc riêng với mục đích vì sức khỏe cộng đồng, cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh.

Sau khi đợt Covid-19 đầu tiên bị đẩy lùi, mọi hoạt động trở lại trạng thái bình thường, một đôi bạn trẻ lại trở về bên nhau để bàn tính chuyện trăm năm. Theo kế hoạch, hôn lễ sẽ được tổ chức vào ngày 14/8/2020. Lần này, thông tin về hôn lễ đã được thông báo cho người thân và bạn bè. Mọi công việc liên quan đến tiệc cưới cũng đã được bố trí chu toàn. Tuy nhiên, trước khi lễ cưới diễn ra gần 20 ngày, dịch bệnh Covid-19 lại bùng phát, chú rể Nguyễn Tiến Đức và cô dâu Lê Hồng Hoa đã quyết định hoãn đám cưới lần thứ 2 để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chốt chặn tại các tuyên biên giới vùng biên,vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo chung.

Nói về việc hoãn cưới, chú rể Nguyễn Tiến Đức chia sẻ: “Yêu nhau đã 4 năm rồi mà chưa thể tổ chức đám cưới, em hiểu việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ chính mình và cộng đồng là việc quan trọng hàng đầu; chỉ thương Hồng Hoa phải chờ đợi ngày vui của mình trong khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp thế này”.

Cùng hoàn cảnh với chú rể Nguyễn Tiến Đức, chú rể Lê Nghĩa (Nghệ An) và cô dâu Nguyễn Thị Oanh (Thạch Trị, Thạch Hà) cũng là một trong những cặp đôi đã 2 lần hoãn cưới để phòng chống dịch. Trước đó, cặp đội dự định tổ chức lễ cưới vào tháng 4/2020, tuy nhiên do dịch bệnh nên gia đình hai bên quyết định hoãn. Thời gian qua, thấy dịch bệnh cơ bản được đầy lùi, đôi bạn trẻ quyết định chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức việc trọng đại. Trước đó, cô dâu Nguyễn Thị Oanh đang công tác tại Đà Nẵng cũng đã xin nghỉ phép về quê trước cả tháng để chuẩn bị cho lễ cưới. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch bệnh tiếp tục bùng phát, đôi bạn trẻ lại mạnh dạn đề xuất với gia đình, tiếp tục hoãn cưới lần 2 để đảm bảo an toàn cho gia đình, người thân và cộng đồng. Tâm sự về câu chuyện hoãn cưới lần 2 của mình, cô dâu Nguyễn Thị Oanh cho biết: “Được sự vận động của các nhân viên chức năng và chính quyền địa phương, bản thân em cùng mọi người trong gia đình hai bên đều hiểu sự nguy hiểm của dịch bệnh nên nhận thấy hoãn đám cưới là việc làm cần thiết trong lúc này. Đây không chỉ là việc làm vì bản thân và gia đình, mà đó còn vì sự an nguy của cộng đồng và xã hội”.

Còn đối với cặp đôi chú rể Nguyễn Đình Hiếu (Thành phố Hà Tĩnh) và cô dâu Nguyễn Huyền Trang (Nghệ An), nếu như không xảy ra dịch bệnh thì đám cưới của họ đã diễn ra vào ngày 9/6/2021 trong sự vui mừng của gia đình, họ hàng và đông đảo bạn bè gần xa. Chia sẽ về quyết định hoãn cưới, ông Nguyễn Đình Hùng, bố của chú rể cho biết, việc cưới là việc hệ trọng cả đời nên mọi thứ đã được gia đình hai bên thống nhất, chuẩn bị chu đáo, thiệp mời cũng đã in và gửi đi. Tuy nhiên trước tình hình hiện nay, cả nước lo chống dịch, không vì niềm vui riêng của gia đình mà làm ảnh hưởng đến việc phòng chống dịch của địa phương, do đó hai gia đình chúng tôi bàn bạc với nhau và đồng ý hoãn lại cho an toản”.

Bên cạnh những đám cưới, hoãn đối với những gia đình đã cận kề ngày, không thể hoãn thì các nhân viên chức năng cùng vào cuộc, đến vận động gia đình tổ chức cưới “văn minh trong mùa dịch”, thực hiện “Nói không với lây nhiễm Covid-19”. Theo đó, vận động gia đình tổ chức tiệc gọn nhẹ, giới hạn khách mời, tuyệt đối không mời khách ngoài tỉnh mà chỉ dùng hình thức báo hỷ bằng email là đư8ợc rồi, ai cũng sẵn sàng thông cảm.

ĐOÀN DỰ

Tin tức khác...